Truyền thống của người Việt Nam từ xưa đến nay rất đề cao học vấn và tri thức. Người thầy được ví như người lái đò, đưa biết bao thế hệ qua dòng sông tri thức và thành tài. Công ơn của người thầy cũng to lớn như công ơn sinh thành của cha mẹ. Chính vì vậy mà cứ đến gần ngày 20/11, phong trào làm báo tường tại trường lớp lại diễn ra hết sức sôi nổi nhằm truyền đi những thông điệp yêu thương tới thầy cô. Bạn có thể tham khảo 5 bài thơ hay, ý nghĩa nhất về công ơn của thầy cô dùng để trang trí báo tường cho ngày 20/11 năm nay.
- Người lái đò – Thảo Nguyên
Bài thơ sâu sắc về cảm động về người thầy, được ví như người lái đò luôn cần mẫn đưa lớp lớp thế hệ học trò qua dòng sông tri thức.
Một đời người – một dòng sông…
Mấy ai làm kẻ đứng trông bến bờ,
“Muốn qua sông phải lụy đò”
Đường đời muôn bước cậy nhờ người đưa …
Tháng năm dầu dãi nắng mưa,
Con đò trí thức thầy đưa bao người.
Qua sông gửi lại nụ cười
Tình yêu xin tặng người thầy kính thương.
Con đò mộc – mái đầu sương
Mãi theo ta khắp muôn phương vạn ngày,
Khúc sông ấy vẫn còn đây
Thầy đưa tiếp những đò đầy qua sông…
- Nghe thầy đọc thơ – Trần Đăng Khoa
Bài thơ như nói lên tâm trạng của người học trò xa quê về thăm mái trường với biết bao kỉ niệm thân thương với thầy như với chính gia đình của mình.
Em nghe thầy đọc bao ngày
Tiếng thơ đỏ nắng xanh cây quê nhà
Mái chèo nghe vọng sông xa
Êm êm như tiếng của bà năm xưa
Nghe trăng thuở động tàu dừa
Rào rào nghe chuyển cơn mưa giữa trời
Thêm yêu tiếng hát mẹ cười
Yêu thơ em thấy đất trời đẹp ra…
- Thầy và chuyến đò xưa – Nguyễn Quốc Đạt
Bài thơ là cảm nhận về cuộc đời của người thầy, tận tụy với sự nghiệp trồng người cho đến tận tuổi xế chiều với mong muốn học trò sẽ đỗ đạt, thành danh.
Lặng xuôi năm tháng êm trôi
Con đò kể chuyện một thời rất xưa
Rằng người chèo chống đón đưa
Mặc cho bụi phấn giữa trưa rơi nhiều
Bay lên tựa những cánh diều
Khách ngày xưa đó ít nhiều lãng quên
Rời xa bến nước quên tên
Giờ sông vắng lặng buồn tênh tiếng cười
Giọt sương rơi mặn bên đời
Tóc thầy bạc trắng giữa trời chiều đông
Mắt thầy mòn mỏi xa trông
Cây bơ vơ đứng giữa dòng thời gian…
- Thầy – Ngân Hoàng
Có rất nhiều người trong chúng ta khi còn trẻ vẫn vô tư, thờ ơ với những giá trị cuộc sống nhưng đến một thời điểm nào đó, khi đã đủ chín chắn và trưởng thành, người ta sẽ trân quý những điều xưa cũ và bài thơ dưới đây chính là nỗi lòng của người học trò về người thầy của mình.
Cơn gió vô tình thổi mạnh sáng nay
Con bỗng thấy tóc thầy bạc trắng
Cứ tự nhủ rằng đó là bụi phấn
Mà sao lòng xao xuyến mãi không nguôi
Bao năm rồi ? Đã bao năm rồi hở ? Thầy ơi …
Lớp học trò ra đi, còn thầy ở lại
Mái chèo đó là những viên phấn trắng
Và thầy là người đưa đò cần mẫn
Cho chúng con định hướng tương lai
Thời gian ơi xin dừng lại đừng trôi
Cho chúng con khoanh tay cúi đầu lần nữa
Gọi tiếng thầy với tất cả tin yêu …
- Khi thầy về hưu – Lá me
Bài thơ như nói về nỗi lòng của người thầy giáo, luôn động viên, khuyến khích học trò trong những năm tháng quan trọng của cuộc đời.
Cây phượng già treo mùa hạ trên cao
Nơi bục giảng giọng thầy sao chợt thấp:
“Các con ráng… năm nay hè cuối cấp…”
Chút nghẹn ngào… bụi phấn vỡ lao xao.
Ngày hôm qua hay tự tháng năm nào
Con nao nức bước vào trường trung học
Thương cây lúa hóa thân từ hạt thóc
Thầy ươm mùa vàng, đất vọng đồng dao.
Mai thầy về, sân trường cũ nằm đau?
Hay nỗi nhớ lấp vùi theo cát bụi?
Dẫu cay đắng, dẫu trăm nghìn đau tủi
Nhọc nhằn nào thầy gửi lại ngày sau?
Mai thầy về, mùa gọi nắng lên cao
Vai áo bạc như màu trang vở cũ
Con muốn gọi sao lòng đau nghẹn ứ
Đã bao lần con ngỗ nghịch thầy ơi!
Bên cạnh phong trào làm báo tường thì việc lựa chọn những món quà ý nghĩa dành tặng thầy cô nhân dịp 20-11 cũng vô cùng quan trọng. Một món quà nhỏ như một chiếc bút, một cuốn sổ cũng đủ để tình thầy trò thêm ấm áp. Đặc biệt, với chiếc bút viết, người tặng có thể khắc tên mình hay những câu ca dao, tục ngữ ý nghĩa về công ơn thầy cô như:
– Tiên học lễ, hậu học văn
– Bán tự vi sư, nhất tự vi sư
– Ăn quà nhớ kẻ trồng cây – Có danh có vọng nhớ thầy khi xưa
– Cơm cha, áo mẹ, chữ thầy – Gắng công mà học có ngày thành danh